Hướng dẫn các biện pháp phòng, chống đói rét, dịch bệnh cho vật nuôi trong mùa mưa, lũ

Thứ hai - 28/10/2024 09:08
Vào mùa mưa lũ hiện tượng thiên tai cực đoan, bất thường, diễn biến rất phức tạp, khó lường. Nguy cơ phát sinh, lây lan dịch bệnh là rất cao gây mất an toàn cho vật nuôi. Để chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống đói rét, dịch bệnh cho vật nuôi, giảm thiểu thiệt hại kinh tế. Người chăn nuôi cần lưu ý một số nội dung sau:
Cỏ Ghine mombasa, nguồn thức ăn xanh giàu dinh dưỡng cho gia súc
Cỏ Ghine mombasa, nguồn thức ăn xanh giàu dinh dưỡng cho gia súc

1. Trước mùa mưa bão:

Thường xuyên cập nhật bản tin dự báo thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương và địa phương, tích cực chăm sóc đàn vật nuôi để tăng cường khả năng chống chịu đối với các tác động do thay đổi về thời tiết cũng như chuẩn bị phương án, biện pháp khắc phục khi mưa bão, lũ lụt hoặc dịch bệnh xảy ra sau đó.

Gia cố chuồng trại cho thật chắc chắn: Đề phòng tốc mái, mưa tạt, gió lùa vào chuồng nuôi; kiểm tra, khai thông hệ thống thoát nước khu vực chuồng trại, nơi chứa chất thải rắn, nhằm hạn chế ô nhiễm khi mưa to, ngập lụt. Dự kiến dự trữ thức ăn, nước uống đầy đủ cho vật nuôi, tu sửa hệ thống dẫn nước đảm bảo nguồn nước sạch cung cấp kịp thời.

Tăng cường công tác phòng bệnh cho vật nuôi: Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi; định kỳ tiêu độc khử trùng và tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo hướng dẫn của cơ quan thú y. Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng để nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi. Bố trí các loại vật nuôi phù hợp theo từng khu vực. Chủ động giảm đàn một cách khoa học phù hợp với tình hình thực tế, loại thải những vật nuôi sinh sản kém, già yếu. Kiểm tra tình trạng hoạt động của hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi như: hố ủ phân, bể lắng, công trình biogas để đảm bảo xử lý chất thải hiệu quả.

2. Trong mưa bão, lũ lụt:

Thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết, kiểm tra chuồng trại, điều kiện chăn nuôi và sức khỏe đàn vật nuôi để có phương án chăm sóc, hỗ trợ và di dời nếu cần thiết; đảm bảo tuyệt đối an toàn tính mạng con người và sức khỏe vật nuôi trong quá trình di dời vật nuôi và bảo vệ môi trường.

Phòng, chống đói rét, có giải pháp giữ ấm cho đàn vật nuôi trong điều kiện mưa, lạnh kéo dài.

3. Sau mưa bão, lũ lụt:

Khi nước rút, thực hiện thu gom rác thải, xác vật nuôi chết để xử lý theo quy định, tuyệt đối không được vứt xác vật nuôi ra sông, hồ, … gây ô nhiễm môi trường; tổ chức khơi thông cống rãnh xung quanh khu vực chăn nuôi, nhanh chóng sửa chữa, khôi phục chuồng trại bị hư hỏng. Bảo dưỡng hệ thống nước sử dụng cho chăn nuôi và hệ thống xử lý nước thải; thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại và khu vực xung quanh bằng vôi bột, hóa chất nhằm tiêu diệt các loại mầm bệnh.

Tăng cường chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng cho vật nuôi, chú trọng gia súc, gia cầm non, già yếu; cho vật nuôi ăn đầy đủ, đảm bảo chất dinh dưỡng; uống nước sạch, ngoài ra cần bổ sung thêm vitamin, khoáng chất, men tiêu hóa để tăng sức đề kháng cho vật nuôi. Cần chú ý các bệnh về đường tiêu hóa cho gia súc sau mưa lũ; đối với trâu, bò cần đề phòng bệnh do ăn thức ăn bị ngập nước lâu ngày, ngấm bùn…

Trồng cây thức ăn có khả năng sinh trưởng nhanh (như ngô, các loại cỏ...) để đảm bảo thức ăn xanh cho gia súc. Những nơi khan hiếm thức ăn xanh, cho trâu, bò ăn thêm thức ăn thô (rơm khô, cỏ khô); tìm những nơi có nguồn thức ăn không bị ngập nước để chăn dắt trâu, bò lên.

Khi tổ chức tái đàn, con giống đưa vào nuôi phải có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh, đã được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin, kiểm dịch theo quy định./.

Tác giả bài viết: Phan Bi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây